Các phương pháp nghiên cứu xã hội học

(Bài viết hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm cá nhân, không có giá trị trích dẫn)

(Vui lòng không copy dưới mọi hình thức)

Để thực hiện 1 nghiên cứu khoa học, ng nghiên cứu phải đưa ra được 1 vấn đề nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu thường được trình bày dưới dạng câu hỏi. Nhưng vấn đề nghiên cứu khác với câu hỏi nghiên cứu.

Ví dụ, cả lớp thấy bạn A và bạn B dạo này rất hay chơi với nhau, nên đã đặt ra rất nhiều câu hỏi: “Tại sao A lại cứ chở B về nhà nhỉ?”; “Tại sao A hay mua sinh tố cho B thế nhỉ?”; “Hôm qua trời mưa, sao A chỉ mua áo mưa cho mỗi B thôi nhỉ, trong khi có cả đám con gái ko có áo mưa đứng đó?” … Đây là những câu hỏi nghiên cứu. Còn vấn đề nghiên cứu ở đây sẽ là “Có phải A thích B hay không?”. Câu trả lời sẽ là “Có. Vì sao có” hoặc “Không, Vì sao không”. Như vậy, vấn đề nghiên cứu sẽ ở 1 dạng khái quát cao hơn, tổng quát hơn, chi phối những câu hỏi nghiên cứu. Một khi vấn đề nghiên cứu được trả lời, thì mọi câu hỏi nghiên cứu sẽ đc trả lời. Đồng thời, câu hỏi nghiên cứu là con đường tiếp xúc ban đầu với 1 vấn đề, còn vấn đề nghiên cứu là con đường tìm ra gốc rễ của vấn đề.

Và để tìm ra câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu, chúng ta phải có những cách tiếp cận (phương pháp nghiên cứu) và có thể đại khái phân ra làm 3 loại sau:

Phương pháp tổng hợp

Đây là phương pháp mình ít được tiếp xúc nhất.

Cách tiến hành phương pháp này đại khái là người nghiên cứu phải đọc, đọc và đọc rất nhiều tài liệu. Từ những dữ liệu thu được, ng nghiên cứu sẽ phải sàng lọc, phân tích, dựa vào cơ sở lý luận để tổng hợp dẫn chứng và giải quyết vấn đề.

Phương pháp này thường dùng cho những vấn đề có tính lịch sử. Ví dụ muốn nghiên cứu việc xảy ra vào nửa đầu thế kỷ, và không có đủ nhân chứng để phỏng vấn trực tiếp cũng như phát phiếu điều tra.

Phương pháp định lượng

Là phương pháp điều tra bằng cách làm phiếu, phát ra cho đối tượng điều tra điền, thu lại, và dùng các phần mềm thống kê để phân tích.

Ưu điểm:

–         có thể cùng 1 lúc lấy ý kiến của rất nhiều người.

–         1 phiếu điều tra quy mô lớn có thể giúp phân tích được rất nhiều vấn đề.

Nhược điểm:

–         Để việc chạy phần mềm thống kê được suôn sẻ, số liệu đẹp, thì phải phát phiếu cho 1 số lượng lớn người đc điều tra. Và nhiều khi cũng không biết tìm đc ở đâu từng đấy ng điền phiếu.

–         Do phiếu điều tra là đánh dấu vào ô vuông, nên rất có thể ng trả lời thường đánh bừa, dẫn đến sai số. Việc này lại liên hệ đến kỹ năng làm phiếu. Ví dụ cùng 1 vấn đề có thể đưa ra 2 câu hỏi khác nhau, và vị trí 2 câu hỏi này ở trong bảng hỏi cách xa nhau. Nếu câu trả lời của 2 câu hỏi trên đồng nhất, tức là ng điền phiếu đã trả lời thật; nếu câu trả lời ko đồng nhất à đã điền bừa. (Cái này thầy đã nói rất kỹ, và mình cũng đã quên kha khá :P) à Một bảng hỏi chất lượng phải là bảng hỏi thu thập được đủ thông tin mình cần, đồng thời loại trừ đến mức tối đa khả năng ng điền trả lời sai.

–         Rắc rối khi chạy phần mềm thống kê. Cái này cũng liên quan đến bảng hỏi. Thông thường bảng hỏi thường đặt ra 1 câu hỏi, và đưa ra các mức lựa chọn từ 1 đến 5, tương ứng với “hoàn toàn đồng ý”,”đồng ý”,”bình thường”, “không đồng ý”, “hoàn toàn không đồng ý”. Và có những trường hợp, câu hỏi chưa đủ rõ ràng, dẫn đến việc ng điền phiếu luôn chọn ô “bình thường”. Vì vậy, khi tổng hợp dữ liệu, rất khó để biết đc thái độ của họ với vấn đề, cũng như chạy dữ liệu không đẹp hoặc tệ hơn là không chạy được.

 Phương pháp định tính

Hay còn gọi là Điều tra điền dã, Điều tra thực tế.

Tức là sau khi khoanh vùng được đối tượng điều tra, bạn sẽ đi tiếp xúc trực tiếp với họ, trò chuyện tâm tình, và hỏi những câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Ưu điểm: có thể điều tra rất sâu một cá nhân/nhóm nào đó

Nhược điểm:

–         Mất rất nhiều thời gian để thực hiện.

–         Chỉ thực hiện được trên 1 lượng nhỏ người.

–         Bị chi phối nhiều bởi điều kiện khách quan: ng ta không đồng ý cho phỏng vấn hoặc ng nhà họ không đồng ý cho phỏng vấn v.v…

–         Người được phỏng vấn quá biết cách trả lời, thái độ thường ở mức “lửng lơ con cá vàng”, không đi sâu vào vấn đề ta muốn biết.

Trên đây là 1 vài tóm tắt về 3 phương pháp chủ yếu. Và câu hỏi đặt ra là nếu điều tra định lượng có giá trị đại diện, tức là có thể cho ta biết bao nhiêu % người nghĩ như thế nào, thì Điều tra định tính có giá trị đại diện hay không???