Tiếng Đài là tiếng gì?

(Vui lòng không copy dưới mọi hình thức)

Như đã nhắc đến ở những bài viết trước, hiện nay ở Đài Loan có 5 nhóm dân cư chính:

–          Người Mân Nam: có số lượng đông đảo nhất, chủ yếu di dân đến Đài Loan từ 2 huyện Chương Châu và Tuyền Châu của tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc. Nhóm dân cư này nói tiếng Phúc Kiến (hay còn gọi là tiếng Mân Nam – là một phương ngữ của Trung Quốc, không phải là tiếng Hán)

–          Người Khách Gia: có số lượng đông đảo thứ hai, di dân đến Đài Loan từ phía tây tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông. Đây là tộc người vốn sống tại phía Bắc Trung Quốc, sau đó dần dần di cư xuống miền Nam. Trong quá trình di chuyển hàng vài trăm năm của mình, họ đã có nhiều lần định cư tại địa điểm trên đường di cư, kết hôn với người bản địa, tiếng nói của họ cũng bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ của nơi mà họ sống (không quá nhiều, nhưng đủ để tạo đc bản sắc riêng).

–          Người tỉnh ngoài: là người Hán di cư từ TQ sang, nói tiếng Hoa

–          Những dân tộc nguyên trú: là tên gọi chung cho 14 dân tộc thiểu số tại Đài Loan ngày nay. Mỗi dân tộc có 1 tiếng nói riêng.

–          Những cư dân mới: là các phối ngẫu nước ngoài tại Đài Loan.

Như vậy có thể thấy, tại Đài Loan hiện nay có rất nhiều tiếng nói khác nhau. Tuy nhiên do thời gian di cư diễn ra sớm hơn, số lượng người đông đảo hơn nên người Mân Nam trở thành 1 nhóm người mạnh tại Đài Loan, và vì thế, trong thời kỳ Nhật trị tại đây, người ta đã vô hình chung mặc định tiếng Đài tức là tiếng Mân Nam.

Mặc dù đã được ngầm công nhận như vậy, nhưng ko phải người Đài Loan nào cũng tán thành ý kiến này. Người Khách Gia đã từng lên tiếng rằng: ‘Tại sao chúng tôi cũng là 1 nhóm người sinh sống tại Đài Loan, mà tiếng nói của chúng tôi ko phải là tiếng Đài?’ hoặc người dân tộc thiểu số cũng có ý kiến rằng: ‘Những người đầu tiên sinh sống trên đảo này là chúng tôi, chứ không phải là người Mân Nam. Vậy tại sao lại lấy tiếng Mân Nam làm đại diện cho hòn đảo này?’ Đây chính là những vấn đề liên quan đến ý thức dân tộc và sự bình đẳng về ngôn ngữ. Những cuộc cạnh tranh đã âm thầm diễn ra tại đây. Vào những năm 80 của thế kỷ 20, trên đài truyền hình tại Đài Loan, bên cạnh những kênh nói tiếng Hán thì lần đầu tiên xuất hiện 1 kênh truyền hình nói toàn tiếng Đài (tức tiếng Mân Nam). Không lâu sau đó, 1 kênh truyền hình nói tiếng Khách Gia đã ra đời. Tuy vậy, do làn sóng dân cư đông áp đảo, và chính sách ngôn ngữ của chính quyền sở tại, tiếng Mân Nam dần dần chính thức lên ngôi trở thành tiếng Đài.

Như vậy, nói tóm lại, hiện nay đảo Đài Loan có sử dụng rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, và tiếng Đài là tiếng nói của vùng Phúc Kiến (1 phương ngữ của Trung Quốc). Người Đài Loan trong đời sống hàng ngày sử dụng song song 2 thứ tiếng là tiếng phổ thông (tiếng Trung) và tiếng Đài (tiếng Mân Nam, tiếng Phúc Kiến); còn trong văn bản thì họ dùng tiếng phổ thông.

Lịch sử di dân và các nhóm dân cư tại Đài Loan – Người Mân Nam, người Khách Gia, người Ngoại tỉnh và Tân Di dân

Nửa đầu thế kỷ 17 là giai đoạn suy vong của nhà Minh tại TQ. Sau khi sụp đổ, một số lực lượng của nhà Minh vẫn còn sót lại, trong số đó có tướng Trịnh Thành Công. Tâm lý chung của những tàn tướng khi đó là vẫn muốn chống lại nhà Thanh để khôi phục nhà Minh. Tuy nhiên do sự đàn áp mạnh mẽ của nhà Thanh, Trịnh Thành Công đã phải chạy trốn sang Đài Loan để chờ thời cơ chống lại nhà Thanh. Ở đây, ông đã lật đổ chính quyền Hà Lan và lập ra chế độ nhà Trịnh.

Trong lịch sử, phong trào “phản Minh phục Thanh” đã tạo nên một làn sóng di dân rộng khắp. Đầu tiên là sự di dân của những quan lại nhà Minh ( lý do chính trị ). Tuy nhiên, do mưu sinh, muốn tìm một vùng đất mới ( lý do kinh tế) vào nửa cuối thế kỷ 17, một số lượng lớn ng Hán từ huyện Tuyền Châu và Chương Châu của tỉnh Phúc Kiến đã di cư sang Đài Loan. Sau này, người ta gọi nhóm người này là người Mân Nam ( do tên gọi khác của Phúc Kiến là Mân Nam ), đồng thời họ nói tiếng Mân Nam. Cho đến hiện nay, đây vẫn là nhóm ng có dân số đông nhất tại Đài Loan.

Năm 1683, sau khi đánh bại nhà Trịnh, nhà Thanh đã ban hành lệnh cấm người Hán di cư đến Đài Loan. Tuy nhiên vẫn có những ng bí mật vượt biển sang đây. Sau khi nhà Thanh dỡ bỏ lệnh cấm này vào năm 1760, một đợt di dân lớn mới bắt đầu. Trong đợt này, ng di dân phần lớn là ng Khách Gia ( Hakka ). Sở dĩ gọi là “Khách” vì tộc người này có một lịch sử di chuyển lâu dài. Tuy nhiên hiện nay nghiên cứu về nhóm ng này không đồng nhất. Những nghiên cứu trước đây cho thấy, người Khách Gia vốn là tộc ng ở miền Bắc Trung Quốc, sau đó do đói kém, loạn lạc, đã dần di cư xuống miền Nam, và sau đó ra nước ngoài. Tuy nhiên 1 nghiên cứu mới đây tại Đài Loan lại cho rằng, họ là người có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc, sau đó di cư đến khắp nơi. Dù sao, thì các nghiên cứu vẫn đồng nhất ở 1 điểm: người Khách Gia di cư liên tục, có ý thức tộc người mạnh mẽ, có ngôn ngữ riêng. [ Nghiên cứu về ng Khách Gia nhiều lắm, nhưng chưa đọc được nhiều, nên cũng chưa hiểu hết 😛 ] Hiện nay, đây là nhóm ng có số dân đông thứ hai tại Đài Loan.

Người ngoại tỉnh ( người tỉnh khác) là nhóm ng có số dân đông thứ ba hiện nay tại Đài Loan. Năm 1949, sau khi thất thế ở Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch đã rút sang Đài Loan. Cùng với đó là một số lượng lớn người dân theo phái Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc cũng sang Đài Loan cùng. Những người tỉnh khác đến từ những nơi khác nhau, nhưng sau đó để giao lưu, họ đã lấy tiếng Hoa phổ thông làm ngôn ngữ chính.

Hiện nay, ở Đài Loan xuất hiện nhóm ng thứ 5: Tân di dân. Đây là từ dùng để chỉ những người mới di dân đến Đài Loan. Họ là những cư dân đến Đài Loan kết hôn, sinh sống tại đây.

Như vậy, có thể tóm tắt: ở Đài Loan có 5 nhóm ng chính:

–          Người Mân Nam, nói tiếng Mân Nam, có dân số đông nhất

–          Người Khách Gia, nói tiếng Khách Gia

–          Người tỉnh ngoài

–          Những dân tộc nguyên trú

–          Tân Di dân.

Tài liệu tham khảo

Tưởng Vi Văn, 2004, “Lịch sử và ngôn ngữ Đài Loan”, Đại học quốc lập Thành Công

Ngô Mật Sát, 2000, “Từ điển sự kiện trong lịch sử Đài Loan”

Lịch sử di dân và các nhóm dân cư tại Đài Loan – Dân tộc nguyên trú (原住民)

Vào thế kỷ 16, kỹ thuật hàng hải của Châu Âu rất phát triển, đặc biệt là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Địa Trung Hải quá nhỏ bé với họ, vì vậy họ đã vượt qua Ấn Độ Dương và đến với biển Thái Bình Dương. Cùng với sự phát triển hàng hải của mình, người Bồ Đào Nha đã phát triển thương mại quốc tế đến tận Nhật Bản, Hạ Môn, Phillipine. Vào năm 1544, họ đã tìm thấy hòn đảo Đài Loan, và gọi nơi đây là “Formosa” ( tức là hòn đảo xinh đẹp ).

Đến thế kỷ 17, Hà Lan – một nước phát triển ở Châu Âu lúc đó – cũng mở rộng thương mại đến Đông Á. Cũng như nhiều quốc gia Châu Âu khác, người Hà Lan rất muốn có quan hệ buôn bán với Trung Quốc, và họ đã dừng chân ở cửa biển Hạ Môn ( Cửa biển Hạ Môn tương đối sầm uất vào thời điểm này, do các tàu khám phá từ Châu Âu sang đều dừng lại ở đây). Sau đó do không được sự đồng ý của nhà Minh về việc cư trú lâu dài, người Hà Lan đã phải rời Trung Quốc. Nhưng do vẫn muốn lưu lại Đông Á để phát triển thương mại, nên họ buộc phải tìm một hòn đảo nào đó không có chủ quyền ở gần cửa biển Hạ Môn nhất, và họ đã tìm đến đảo Bành Hồ. Nhà Minh lo sợ người Hà Lan sẽ lấy hòn đảo này làm bàn đạp xâm chiếm Trung Quốc, vì vậy năm 1623, mười nghìn quân nhà Minh đã giao tranh với Hà Lan, sau đó đã đi đến một thỏa thuận là: người Hà Lan sẽ rút quân khỏi Bành Hồ và đi đến Đài Loan. Năm 1624, người Hà Lan chính thức đặt chân lên đảo Đài Loan. Nơi đầu tiên họ đến chính là thành phố Đài Nam hiện nay, vì đây là điểm gần với TQ nhất, đồng thời ở miền Bắc lúc đó đã có ng Bồ Đào Nha chiếm đóng. Sau khi đến đây họ đã cho xây dựng ngay những căn cứ quân sự. Thành cổ An Bình và Xích Khảm Lầu hiện nay chính là căn cứ quân sự xưa của Hà Lan.

Trước năm 1624, đảo Đài Loan đã có dân cư riêng. Họ là những dân tộc nguyên trú ( 原住民 ) thuộc ngữ hệ Nam Đảo, đã sinh sống lâu đời tại đây. Họ sống khắp Đài Loan, cả ở miền núi và đồng bằng. Sau khi ng Hà Lan đến, để phát triển nông nghiệp ở đây, họ đã cổ vũ một lượng lớn ng Hán di cư từ các tỉnh duyên hải Đông Nam TQ đến Đài Loan. Ng Hán sau khi đến đã đi sâu vào trong lục địa Đài Loan, sinh cơ lập nghiệp tại đây. Cũng vì vậy mà người dân nguyên trú, do trước đây chưa hề được giao lưu với đời sống bên ngoài, xã hội chưa phát triển, kỹ thuật nông nghiệp kém, đã hoàn toàn bị lép vế trước người Hán, và dần dần bị đẩy về vùng núi cao thuộc phía Đông Đài Loan. Tuy nhiên cũng có 1 số ng dân nguyên trú đã có sự giao thoa với ng Hán, dần dần đồng hóa với ng Hán. Đến đời nhà Thanh, người ta chia ng dân nguyên trú làm 2 nhóm. Nhóm 1 là những dân tộc ở vùng đồng bằng ( 10 dân tộc ): là những dân tộc sống ở đồng bằng, có sự liên hệ với ng Hán, và dần dần chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi ng Hán. Nhóm 2 là những dân tộc ở núi cao ( 9 dân tộc ): sống ở miền núi, ít liên hệ với ng Hán. Theo thống kê, sau 2008, ở Đài Loan có 14 dân tộc nguyên trú, trong đó có 9 dân tộc thuôc nhóm 2. 5 dân tộc còn lại có 2 dân tộc thuộc nhóm 1, 3 dân tộc được tách ra từ những dân tộc khác của nhóm 2.

Trong các nghiên cứu và văn bản hành chính hiện nay tại Đài Loan, người ta xếp các dân tộc này vào nhóm Dân tộc nguyên trú để phân biệt với các nhóm ng di dân đến sau này.