Lịch sử di dân và các nhóm dân cư tại Đài Loan – Dân tộc nguyên trú (原住民)


Vào thế kỷ 16, kỹ thuật hàng hải của Châu Âu rất phát triển, đặc biệt là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Địa Trung Hải quá nhỏ bé với họ, vì vậy họ đã vượt qua Ấn Độ Dương và đến với biển Thái Bình Dương. Cùng với sự phát triển hàng hải của mình, người Bồ Đào Nha đã phát triển thương mại quốc tế đến tận Nhật Bản, Hạ Môn, Phillipine. Vào năm 1544, họ đã tìm thấy hòn đảo Đài Loan, và gọi nơi đây là “Formosa” ( tức là hòn đảo xinh đẹp ).

Đến thế kỷ 17, Hà Lan – một nước phát triển ở Châu Âu lúc đó – cũng mở rộng thương mại đến Đông Á. Cũng như nhiều quốc gia Châu Âu khác, người Hà Lan rất muốn có quan hệ buôn bán với Trung Quốc, và họ đã dừng chân ở cửa biển Hạ Môn ( Cửa biển Hạ Môn tương đối sầm uất vào thời điểm này, do các tàu khám phá từ Châu Âu sang đều dừng lại ở đây). Sau đó do không được sự đồng ý của nhà Minh về việc cư trú lâu dài, người Hà Lan đã phải rời Trung Quốc. Nhưng do vẫn muốn lưu lại Đông Á để phát triển thương mại, nên họ buộc phải tìm một hòn đảo nào đó không có chủ quyền ở gần cửa biển Hạ Môn nhất, và họ đã tìm đến đảo Bành Hồ. Nhà Minh lo sợ người Hà Lan sẽ lấy hòn đảo này làm bàn đạp xâm chiếm Trung Quốc, vì vậy năm 1623, mười nghìn quân nhà Minh đã giao tranh với Hà Lan, sau đó đã đi đến một thỏa thuận là: người Hà Lan sẽ rút quân khỏi Bành Hồ và đi đến Đài Loan. Năm 1624, người Hà Lan chính thức đặt chân lên đảo Đài Loan. Nơi đầu tiên họ đến chính là thành phố Đài Nam hiện nay, vì đây là điểm gần với TQ nhất, đồng thời ở miền Bắc lúc đó đã có ng Bồ Đào Nha chiếm đóng. Sau khi đến đây họ đã cho xây dựng ngay những căn cứ quân sự. Thành cổ An Bình và Xích Khảm Lầu hiện nay chính là căn cứ quân sự xưa của Hà Lan.

Trước năm 1624, đảo Đài Loan đã có dân cư riêng. Họ là những dân tộc nguyên trú ( 原住民 ) thuộc ngữ hệ Nam Đảo, đã sinh sống lâu đời tại đây. Họ sống khắp Đài Loan, cả ở miền núi và đồng bằng. Sau khi ng Hà Lan đến, để phát triển nông nghiệp ở đây, họ đã cổ vũ một lượng lớn ng Hán di cư từ các tỉnh duyên hải Đông Nam TQ đến Đài Loan. Ng Hán sau khi đến đã đi sâu vào trong lục địa Đài Loan, sinh cơ lập nghiệp tại đây. Cũng vì vậy mà người dân nguyên trú, do trước đây chưa hề được giao lưu với đời sống bên ngoài, xã hội chưa phát triển, kỹ thuật nông nghiệp kém, đã hoàn toàn bị lép vế trước người Hán, và dần dần bị đẩy về vùng núi cao thuộc phía Đông Đài Loan. Tuy nhiên cũng có 1 số ng dân nguyên trú đã có sự giao thoa với ng Hán, dần dần đồng hóa với ng Hán. Đến đời nhà Thanh, người ta chia ng dân nguyên trú làm 2 nhóm. Nhóm 1 là những dân tộc ở vùng đồng bằng ( 10 dân tộc ): là những dân tộc sống ở đồng bằng, có sự liên hệ với ng Hán, và dần dần chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi ng Hán. Nhóm 2 là những dân tộc ở núi cao ( 9 dân tộc ): sống ở miền núi, ít liên hệ với ng Hán. Theo thống kê, sau 2008, ở Đài Loan có 14 dân tộc nguyên trú, trong đó có 9 dân tộc thuôc nhóm 2. 5 dân tộc còn lại có 2 dân tộc thuộc nhóm 1, 3 dân tộc được tách ra từ những dân tộc khác của nhóm 2.

Trong các nghiên cứu và văn bản hành chính hiện nay tại Đài Loan, người ta xếp các dân tộc này vào nhóm Dân tộc nguyên trú để phân biệt với các nhóm ng di dân đến sau này.

2 thoughts on “Lịch sử di dân và các nhóm dân cư tại Đài Loan – Dân tộc nguyên trú (原住民)

  1. Khái niệm 原住民 Indigenous peoples, tôi chưa đọc các tài liệu về xã hội học và dân tộc học ở VN, không rõ các chuyên gia trong lĩnh vực đó dùng từ gì để nói về khái niệm tương đương. Nhưng trong các văn bản hành chính thì vẫn thấy dịch là “người bản địa”.
    Trong xã hội học, có nhất thiết phải dịch là “dân tộc nguyên trú” không? Nếu dịch là “dân tộc bản địa” thì có dẫn đến sự mập mờ với khái niệm khác không?

  2. Dùng từ nguyên trú để phân biệt nó với những tộc người phi nguyên trú, di dân đến Đài Loan sau này

    Việt Nam dịch là “dân tộc bản địa” có lẽ là do VN ko phải là mảnh đất di dân như Đài Loan, tất cả các dân tộc ở VN đều sinh ra và phát triển ở tại đây.

    Có 1 số khái niệm khi nói đến tộc người ở Đài Loan: người dân nguyên trú, ng dân bản địa, ng dân ngoại tỉnh, tân di dân … Tất cả sẽ được xuất hiện lần lượt trong những bài viết tiếp. Keke

Leave a comment