Lịch sử di dân và các nhóm dân cư tại Đài Loan – Người Mân Nam, người Khách Gia, người Ngoại tỉnh và Tân Di dân


Nửa đầu thế kỷ 17 là giai đoạn suy vong của nhà Minh tại TQ. Sau khi sụp đổ, một số lực lượng của nhà Minh vẫn còn sót lại, trong số đó có tướng Trịnh Thành Công. Tâm lý chung của những tàn tướng khi đó là vẫn muốn chống lại nhà Thanh để khôi phục nhà Minh. Tuy nhiên do sự đàn áp mạnh mẽ của nhà Thanh, Trịnh Thành Công đã phải chạy trốn sang Đài Loan để chờ thời cơ chống lại nhà Thanh. Ở đây, ông đã lật đổ chính quyền Hà Lan và lập ra chế độ nhà Trịnh.

Trong lịch sử, phong trào “phản Minh phục Thanh” đã tạo nên một làn sóng di dân rộng khắp. Đầu tiên là sự di dân của những quan lại nhà Minh ( lý do chính trị ). Tuy nhiên, do mưu sinh, muốn tìm một vùng đất mới ( lý do kinh tế) vào nửa cuối thế kỷ 17, một số lượng lớn ng Hán từ huyện Tuyền Châu và Chương Châu của tỉnh Phúc Kiến đã di cư sang Đài Loan. Sau này, người ta gọi nhóm người này là người Mân Nam ( do tên gọi khác của Phúc Kiến là Mân Nam ), đồng thời họ nói tiếng Mân Nam. Cho đến hiện nay, đây vẫn là nhóm ng có dân số đông nhất tại Đài Loan.

Năm 1683, sau khi đánh bại nhà Trịnh, nhà Thanh đã ban hành lệnh cấm người Hán di cư đến Đài Loan. Tuy nhiên vẫn có những ng bí mật vượt biển sang đây. Sau khi nhà Thanh dỡ bỏ lệnh cấm này vào năm 1760, một đợt di dân lớn mới bắt đầu. Trong đợt này, ng di dân phần lớn là ng Khách Gia ( Hakka ). Sở dĩ gọi là “Khách” vì tộc người này có một lịch sử di chuyển lâu dài. Tuy nhiên hiện nay nghiên cứu về nhóm ng này không đồng nhất. Những nghiên cứu trước đây cho thấy, người Khách Gia vốn là tộc ng ở miền Bắc Trung Quốc, sau đó do đói kém, loạn lạc, đã dần di cư xuống miền Nam, và sau đó ra nước ngoài. Tuy nhiên 1 nghiên cứu mới đây tại Đài Loan lại cho rằng, họ là người có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc, sau đó di cư đến khắp nơi. Dù sao, thì các nghiên cứu vẫn đồng nhất ở 1 điểm: người Khách Gia di cư liên tục, có ý thức tộc người mạnh mẽ, có ngôn ngữ riêng. [ Nghiên cứu về ng Khách Gia nhiều lắm, nhưng chưa đọc được nhiều, nên cũng chưa hiểu hết 😛 ] Hiện nay, đây là nhóm ng có số dân đông thứ hai tại Đài Loan.

Người ngoại tỉnh ( người tỉnh khác) là nhóm ng có số dân đông thứ ba hiện nay tại Đài Loan. Năm 1949, sau khi thất thế ở Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch đã rút sang Đài Loan. Cùng với đó là một số lượng lớn người dân theo phái Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc cũng sang Đài Loan cùng. Những người tỉnh khác đến từ những nơi khác nhau, nhưng sau đó để giao lưu, họ đã lấy tiếng Hoa phổ thông làm ngôn ngữ chính.

Hiện nay, ở Đài Loan xuất hiện nhóm ng thứ 5: Tân di dân. Đây là từ dùng để chỉ những người mới di dân đến Đài Loan. Họ là những cư dân đến Đài Loan kết hôn, sinh sống tại đây.

Như vậy, có thể tóm tắt: ở Đài Loan có 5 nhóm ng chính:

–          Người Mân Nam, nói tiếng Mân Nam, có dân số đông nhất

–          Người Khách Gia, nói tiếng Khách Gia

–          Người tỉnh ngoài

–          Những dân tộc nguyên trú

–          Tân Di dân.

Tài liệu tham khảo

Tưởng Vi Văn, 2004, “Lịch sử và ngôn ngữ Đài Loan”, Đại học quốc lập Thành Công

Ngô Mật Sát, 2000, “Từ điển sự kiện trong lịch sử Đài Loan”

6 thoughts on “Lịch sử di dân và các nhóm dân cư tại Đài Loan – Người Mân Nam, người Khách Gia, người Ngoại tỉnh và Tân Di dân

  1. Những người tỉnh khác đến từ những nơi khác nhau, nhưng sau đó để giao lưu, họ đã lấy tiếng Hoa làm ngôn ngữ chính.

    Tiếng Hoa đó là tiếng phổ thông hay tiếng Mân Nam hay tiếng Khách Gia?
    Trong bài bà nói là người Mân Nam nói tiếng Mân Nam, người Khách Gia nói tiếng Khách Gia, thực ra chính xác hơn là “phương ngữ Mân Nam”, “phương ngữ Khách Gia”, vì nó đều là tiếng Hán cả. Bên trên lại nói “lấy tiếng Hoa làm ngôn ngữ chính” nên tôi hơi thắc mắc liệu bà có nhầm phương ngữ với ngôn ngữ không.

  2. Tôi ko dùng từ phương ngữ, vì cách hiểu phương ngữ của tiếng Trung và tiếng Việt là khác nhau. Tôi dùng từ tiếng để ng đọc hình dung được đó là 1 thứ tiếng ko phải tiếng Hoa.
    Còn tiếng Hoa thì là tiếng Hoa phổ thông rồi. Haizzz … Sẽ sửa lại cái này cho chính xác

    • Nếu theo như tôi học, “phương ngữ” và 方言 được hiểu như nhau thôi 😕 Với lại tại sao tiếng Khách Gia, tiếng Mân Nam lại không phải tiếng Hoa??? 2 phương ngữ trên vẫn thuộc vào 8 hệ phương ngữ lớn của tiếng Hán mà (bao gồm Quan Thoại, Ngô, Cám, Tương, Khách Gia, Mân Bắc, Mân Nam, Việt).
      À mà khái niệm “tiếng Hoa” trong này là thế nào? Có trùng với “tiếng Hán” không? Bên đại lục không thấy nhắc tới khái niệm “tiếng Hoa”华语 mấy.

      • Tiếng Hoa ở đây tức là tiếng Hán.
        Thực ra nếu dùng tiếng Hoa không thì cũng dễ gây nhầm lẫn.

        Nếu ở Đại lục ko thấy nhắc tới khái niệm tiếng Hoa, thì tức là “tiếng Hoa” chỉ được dùng ở trong phạm vi ng TQ di dân ra nước ngoài. Ông vào miền Nam cũng thấy ng ta bảo “tiếng Hoa”, ông gặp sinh viên Hoa Kiều ở DNA thì họ cũng sẽ bảo là “Huayu”…

        Ôi, mình có phải chuyên ngành ngôn ngữ đâu @_@
        Đau đầu quá @_@

  3. Cho mình hỏi xíu 🙂 nếu ở đây nói đến tiếng Hoa ( tức là tiếng “phổ thông” ) được nó đến trong bài viết thì tiếng này là tiếng Hoa Mandarin hay tiếng Hoa Catholic ? Vì theo mình biết thì tiếng Hoa được chia làm hai loại cơ bản như trên ! Mình cảm ơn nhiều 🙂

  4. Hoa phổ thông là mình muốn nói đến Mandarin bạn nhé.

    Ngoài ra thì tiếng Hoa được chia làm 8 loại cơ bản (được gọi là 8 phương ngữ), trong đó có Mandarin (quan thoại) và Catonese (Quảng Đông). Catholic mình chưa nghe qua bao giờ, chắc ý bạn muốn chỉ Catonese 🙂

Leave a comment