Lịch sử di dân và các nhóm dân cư tại Đài Loan – Người Mân Nam, người Khách Gia, người Ngoại tỉnh và Tân Di dân

Nửa đầu thế kỷ 17 là giai đoạn suy vong của nhà Minh tại TQ. Sau khi sụp đổ, một số lực lượng của nhà Minh vẫn còn sót lại, trong số đó có tướng Trịnh Thành Công. Tâm lý chung của những tàn tướng khi đó là vẫn muốn chống lại nhà Thanh để khôi phục nhà Minh. Tuy nhiên do sự đàn áp mạnh mẽ của nhà Thanh, Trịnh Thành Công đã phải chạy trốn sang Đài Loan để chờ thời cơ chống lại nhà Thanh. Ở đây, ông đã lật đổ chính quyền Hà Lan và lập ra chế độ nhà Trịnh.

Trong lịch sử, phong trào “phản Minh phục Thanh” đã tạo nên một làn sóng di dân rộng khắp. Đầu tiên là sự di dân của những quan lại nhà Minh ( lý do chính trị ). Tuy nhiên, do mưu sinh, muốn tìm một vùng đất mới ( lý do kinh tế) vào nửa cuối thế kỷ 17, một số lượng lớn ng Hán từ huyện Tuyền Châu và Chương Châu của tỉnh Phúc Kiến đã di cư sang Đài Loan. Sau này, người ta gọi nhóm người này là người Mân Nam ( do tên gọi khác của Phúc Kiến là Mân Nam ), đồng thời họ nói tiếng Mân Nam. Cho đến hiện nay, đây vẫn là nhóm ng có dân số đông nhất tại Đài Loan.

Năm 1683, sau khi đánh bại nhà Trịnh, nhà Thanh đã ban hành lệnh cấm người Hán di cư đến Đài Loan. Tuy nhiên vẫn có những ng bí mật vượt biển sang đây. Sau khi nhà Thanh dỡ bỏ lệnh cấm này vào năm 1760, một đợt di dân lớn mới bắt đầu. Trong đợt này, ng di dân phần lớn là ng Khách Gia ( Hakka ). Sở dĩ gọi là “Khách” vì tộc người này có một lịch sử di chuyển lâu dài. Tuy nhiên hiện nay nghiên cứu về nhóm ng này không đồng nhất. Những nghiên cứu trước đây cho thấy, người Khách Gia vốn là tộc ng ở miền Bắc Trung Quốc, sau đó do đói kém, loạn lạc, đã dần di cư xuống miền Nam, và sau đó ra nước ngoài. Tuy nhiên 1 nghiên cứu mới đây tại Đài Loan lại cho rằng, họ là người có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc, sau đó di cư đến khắp nơi. Dù sao, thì các nghiên cứu vẫn đồng nhất ở 1 điểm: người Khách Gia di cư liên tục, có ý thức tộc người mạnh mẽ, có ngôn ngữ riêng. [ Nghiên cứu về ng Khách Gia nhiều lắm, nhưng chưa đọc được nhiều, nên cũng chưa hiểu hết 😛 ] Hiện nay, đây là nhóm ng có số dân đông thứ hai tại Đài Loan.

Người ngoại tỉnh ( người tỉnh khác) là nhóm ng có số dân đông thứ ba hiện nay tại Đài Loan. Năm 1949, sau khi thất thế ở Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch đã rút sang Đài Loan. Cùng với đó là một số lượng lớn người dân theo phái Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc cũng sang Đài Loan cùng. Những người tỉnh khác đến từ những nơi khác nhau, nhưng sau đó để giao lưu, họ đã lấy tiếng Hoa phổ thông làm ngôn ngữ chính.

Hiện nay, ở Đài Loan xuất hiện nhóm ng thứ 5: Tân di dân. Đây là từ dùng để chỉ những người mới di dân đến Đài Loan. Họ là những cư dân đến Đài Loan kết hôn, sinh sống tại đây.

Như vậy, có thể tóm tắt: ở Đài Loan có 5 nhóm ng chính:

–          Người Mân Nam, nói tiếng Mân Nam, có dân số đông nhất

–          Người Khách Gia, nói tiếng Khách Gia

–          Người tỉnh ngoài

–          Những dân tộc nguyên trú

–          Tân Di dân.

Tài liệu tham khảo

Tưởng Vi Văn, 2004, “Lịch sử và ngôn ngữ Đài Loan”, Đại học quốc lập Thành Công

Ngô Mật Sát, 2000, “Từ điển sự kiện trong lịch sử Đài Loan”

Lịch sử di dân và các nhóm dân cư tại Đài Loan – Dân tộc nguyên trú (原住民)

Vào thế kỷ 16, kỹ thuật hàng hải của Châu Âu rất phát triển, đặc biệt là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Địa Trung Hải quá nhỏ bé với họ, vì vậy họ đã vượt qua Ấn Độ Dương và đến với biển Thái Bình Dương. Cùng với sự phát triển hàng hải của mình, người Bồ Đào Nha đã phát triển thương mại quốc tế đến tận Nhật Bản, Hạ Môn, Phillipine. Vào năm 1544, họ đã tìm thấy hòn đảo Đài Loan, và gọi nơi đây là “Formosa” ( tức là hòn đảo xinh đẹp ).

Đến thế kỷ 17, Hà Lan – một nước phát triển ở Châu Âu lúc đó – cũng mở rộng thương mại đến Đông Á. Cũng như nhiều quốc gia Châu Âu khác, người Hà Lan rất muốn có quan hệ buôn bán với Trung Quốc, và họ đã dừng chân ở cửa biển Hạ Môn ( Cửa biển Hạ Môn tương đối sầm uất vào thời điểm này, do các tàu khám phá từ Châu Âu sang đều dừng lại ở đây). Sau đó do không được sự đồng ý của nhà Minh về việc cư trú lâu dài, người Hà Lan đã phải rời Trung Quốc. Nhưng do vẫn muốn lưu lại Đông Á để phát triển thương mại, nên họ buộc phải tìm một hòn đảo nào đó không có chủ quyền ở gần cửa biển Hạ Môn nhất, và họ đã tìm đến đảo Bành Hồ. Nhà Minh lo sợ người Hà Lan sẽ lấy hòn đảo này làm bàn đạp xâm chiếm Trung Quốc, vì vậy năm 1623, mười nghìn quân nhà Minh đã giao tranh với Hà Lan, sau đó đã đi đến một thỏa thuận là: người Hà Lan sẽ rút quân khỏi Bành Hồ và đi đến Đài Loan. Năm 1624, người Hà Lan chính thức đặt chân lên đảo Đài Loan. Nơi đầu tiên họ đến chính là thành phố Đài Nam hiện nay, vì đây là điểm gần với TQ nhất, đồng thời ở miền Bắc lúc đó đã có ng Bồ Đào Nha chiếm đóng. Sau khi đến đây họ đã cho xây dựng ngay những căn cứ quân sự. Thành cổ An Bình và Xích Khảm Lầu hiện nay chính là căn cứ quân sự xưa của Hà Lan.

Trước năm 1624, đảo Đài Loan đã có dân cư riêng. Họ là những dân tộc nguyên trú ( 原住民 ) thuộc ngữ hệ Nam Đảo, đã sinh sống lâu đời tại đây. Họ sống khắp Đài Loan, cả ở miền núi và đồng bằng. Sau khi ng Hà Lan đến, để phát triển nông nghiệp ở đây, họ đã cổ vũ một lượng lớn ng Hán di cư từ các tỉnh duyên hải Đông Nam TQ đến Đài Loan. Ng Hán sau khi đến đã đi sâu vào trong lục địa Đài Loan, sinh cơ lập nghiệp tại đây. Cũng vì vậy mà người dân nguyên trú, do trước đây chưa hề được giao lưu với đời sống bên ngoài, xã hội chưa phát triển, kỹ thuật nông nghiệp kém, đã hoàn toàn bị lép vế trước người Hán, và dần dần bị đẩy về vùng núi cao thuộc phía Đông Đài Loan. Tuy nhiên cũng có 1 số ng dân nguyên trú đã có sự giao thoa với ng Hán, dần dần đồng hóa với ng Hán. Đến đời nhà Thanh, người ta chia ng dân nguyên trú làm 2 nhóm. Nhóm 1 là những dân tộc ở vùng đồng bằng ( 10 dân tộc ): là những dân tộc sống ở đồng bằng, có sự liên hệ với ng Hán, và dần dần chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi ng Hán. Nhóm 2 là những dân tộc ở núi cao ( 9 dân tộc ): sống ở miền núi, ít liên hệ với ng Hán. Theo thống kê, sau 2008, ở Đài Loan có 14 dân tộc nguyên trú, trong đó có 9 dân tộc thuôc nhóm 2. 5 dân tộc còn lại có 2 dân tộc thuộc nhóm 1, 3 dân tộc được tách ra từ những dân tộc khác của nhóm 2.

Trong các nghiên cứu và văn bản hành chính hiện nay tại Đài Loan, người ta xếp các dân tộc này vào nhóm Dân tộc nguyên trú để phân biệt với các nhóm ng di dân đến sau này.

Hình ảnh của các “cô dâu nước ngoài” trên báo chí của Đài Loan

Tác giả: Lâm Khai Trung, Trương Nhã Đình

Lược dịch: Liên Trần

( Vui lòng không copy dưới mọi hình thức )

Nếu như căn cứ vào những đoạn tin được lưu lại tại Sở Thông tin Trung ương từ năm 1991 đến 2003, chúng ta thấy rằng, số lượng tin tức về “cô dâu nước ngoài” tại Đài Loan ngày càng nhiều. Điều này chứng tỏ xã hội Đài đã có những quan tâm nhất định đối với cộng đồng này.

Mặc dù trong những năm gần đây, số lượng cô dâu đến từ các nước Đông Nam Á đã nhiều lên, nhưng báo chí Đài Loan vẫn coi họ như là “ cư dân đặc biệt” hoặc “ cư dân thứ đẳng”. Qua thống kê, tác giả đã phân những luồng ý kiến của báo chí đối với nhóm người này thành 3 loại

1.      Những đoạn tin thuộc về mặt y học

Đây là những đoạn tin cho rằng, “cô dâu nước ngoài” đến từ những nước kém phát triển, hệ thống  y tế chưa phát triển, nên có thể sẽ mang trong mình những mầm bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS hoặc trùng a míp.

Ví dụ vào 18/9/1996, thời báo Tự Do đã cho đăng 1 tin liên quan đến việc “cô dâu nước ngoài” bị HIV. Mặc dù theo số liệu của Bộ Y tế Đài Loan, trong tổng số 1203 trường hợp bị nhiễm HIV tại đây, có 1200 trường hợp là người Đài Loan, chỉ có 3 trường hợp nước ngoài ( chiếm 0,25%), nhưng nó ngay lập tức trở thành 1 tin hot vô cùng tại thời điểm đó. Bài báo này đã đứng từ góc độ phòng chống bệnh truyền nhiễm, để nhắc nhở người dân Đài Loan rằng, khi muốn kết hôn với những cô dâu DNA, phải làm thật tốt công tác kiểm tra bệnh tật trước hôn nhân. Tuy nhiên ko chỉ dừng lại ở đây, các bài báo sau đó đã nâng tầm quan trọng của vụ việc này khi đưa ra những ý kiến khác, khiến các cô dâu đến từ DNA trở nên “bệnh tật hóa” trong con mắt người dân.

2.      Những tin tức liên quan đến chính sách dân số

Do số lượng các “cô dâu ngoại quốc” đến Đài Loan ngày càng tăng, nên từ năm 1998, chính quyền đã ban hành Kế hoạch sinh đẻ mới. Ngoài những công việc như giáo dục tư vấn sức khỏe sinh đẻ cho thanh niên, kế hoạch này còn đặc biệt quan tâm đến các “cô dâu ngoại quốc”, coi những đối tượng này là mục tiêu số 1 cần hướng tới. Bởi vì họ “ đa phần là kết hôn thông qua môi giới, mục đích chủ yếu là sinh con nối dõi, đồng thời những cô dâu này lại trẻ tuổi, trình độ học vấn thấp, rất có thể sẽ là tác nhân gây bùng phát dân số tại Đài Loan”. Để nâng cao hiệu quả của kế hoạch này, Sở Y tế còn cho in những cuốn sách về kế hoạch hóa gia đình thành nhiều thứ tiếng, phát cho các “cô dâu”. Tuy nhiên Sở Y tế cũng hiểu rõ 1 sự thực là, việc sinh đẻ của các “cô dâu” không phải do chính họ quyết định, “do không ít các cô dâu nước ngoài được nhà chồng mua về, nên mẹ chồng có quyết định lớn nhất đến việc sinh đẻ của họ, vì vậy Sở sẽ tiến hành giáo dục đến tận gia đình, để thay đổi suy nghĩ của thế hệ trước, không để các cô dâu trở thành “máy đẻ”.”

3.      Những tin tức liên quan tới việc những cô dâu là “công cụ sinh lý”, “công cụ dọn dẹp”

Loại tin tức này liên quan nhiều đến các cô dâu TQ.

Như vậy, báo chí Đài Loan đã coi các “cô dâu nước ngoài” là “vấn đề xã hội”, đã bệnh tật hóa họ, coi họ là mầm bệnh di động, là yếu tố làm  ảnh hưởng đến dân số Đài Loan.

Chú thích: “……” là những cụm từ, câu xuất hiện trong các bài báo, không phải lời tác giả

Lời người dịch:

Những tin tức kể trên đã ảnh hưởng không ít tới thái độ của người dân bản địa đối với các phối ngẫu Việt Nam.

Trong chiến tranh, nhiều nơi ở miền Nam VN đã bị nhiễm chất độc da cam. Và hiện nay, hầu hết các phối ngẫu VN tại ĐL đều đến từ miền Nam. Vì vậy, trong con mắt của người dân bản địa thì hầu hết các phối ngẫu VN tại ĐL đều có thể bị nhiễm chất độc da cam. Đây là 1 cái nhìn vô cùng thiển cận của không chỉ người dân, mà còn của 1 số ít các nhà nghiên cứu tại đây. ( Sẽ có 1 bài dịch về vấn đề này ) Lý do để dẫn đến sự sai lệch trong nhận thức này là xã hội Đài Loan chưa có sự tiếp xúc đầy đủ với lịch sử, xã hội Việt Nam, đồng thời chính thông tin sai lệch của báo chí đã làm sâu thêm những suy nghĩ này.

Không chỉ vấn đề chất độc da cam, người dân bản địa còn cho rằng phối ngẫu VN do đến từ nước chưa phát triển nên sẽ bị mắc những bệnh truyền nhiễm khác.

Do trong con mắt người dân bản địa, phối ngẫu VN có nhiều vấn đề về y tế như vậy, nên ắt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thế hệ thứ 2. Mẹ bị nhiễm chất độc da cam nên con ắt không thể khỏe mạnh không minh v.v … Ngoài ra, do tiếng Trung của mẹ không tốt, nên sẽ ảnh hưởng đến ngôn ngữ, việc học tập của con. Nói tóm lại, người Đài Loan nghi ngờ rất nhiều đến bộ gen của phối ngẫu và bộ gen của con phối ngẫu ( mặc dù việc sinh và nuôi dạy con là do cả cha và mẹ cùng quyết định, nhưng người Đài Loan luôn quy trách nhiệm này cho các phối ngẫu).

Để giải quyết vấn đề này, đã có 1 số trường tiểu học mở lớp học thêm miễn phí tại trường, dành cho con của các phối ngẫu. Họ lo sợ con các phối ngẫu sẽ không theo kịp các bạn cùng lớp. Nhưng thực tế, kết quả học tập của con các phối ngẫu hoàn toàn bình thường như trẻ Đài Loan, đồng thời học sinh của những lớp học thêm này về sau lại đa phần là trẻ Đài.

Tuy nhiên, tình trạng trên đã dần dần giảm đi. Hiện nay, bên cạnh những người dân Đài vẫn còn những cái nhìn hết sức mù mờ và sai lệch về VN và phối ngẫu VN, đã có những người dân thay đổi suy nghĩ của họ về vấn đề này. Và báo chí Đài Loan hiện cũng đang thay đổi theo chiều hướng tích cực.